Con đường chinh phục khách hàng có trở nên thuận lợi là do bạn, bạn cần nắm bắt một số yếu tố quan trọng để tránh việc bán hàng thành việc diễn thuyết, phô diễn kiến thức hay đả kích mang tính cá nhân. Dưới đây là 9 câu nói cấm kỵ mà bạn cần biết.
Trường hợp này thường mắc phải từ những người mới bước chân vào nghề, bạn không thực sự có ý chỉ trích nhưng vì thiếu kinh nghiệm, suy nghĩ chưa thấu đáo trước khi nói, vô tình nói ra những câu phê bình kiến khách hàng bị tổn thường và cảm thấy không được thoải mái trong suốt quá trình bán hàng của bạn. Vậy bạn thành công trong vụ mua bán này là bao nhiêu phần trăm?
Thay vào đó hãy tập trung vào thế mạnh, ưu điểm của họ. Khéo léo sử dụng những lời khen ngợi và chú ý đến mức độ, nếu không sẽ khiến người khác cảm thấy giả tạo.
Tậm trung vào chủ đề chính, giảm bớt hoặc tốt nhất là đừng lan man vào các chủ đề không liên quan đến mình như chính trị, tôn giáo...Những vấn đề này sẽ chẳng giải quyết được gì tới việc bán hàng, hơn nữa nếu nói sai bạn có thể vô tình gây ra những chuyện nghiêm trọng.
Với một số nhân viên còn thiếu kinh nghiệm, năng lực làm chủ chủ đề đối thoại đôi khi rất yếu và dễ bị sa đà vào các đề mang tính chủ quan cao. Nhiều người còn cố gắng tranh cãi để bảo vệ ý kiến của mình một cách gay gắt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thỏa thuận kinh doanh. Người bán hàng cần phải biết tự tiết chế bản thân mới mong thu được hiệu quả cao trong giao tiếp.
Trường hợp này phần lớn mắc phải ở một số nhân viên kinh doanh xuất phát điểm từ một người kỹ thuật do thói quen nghề nghiệp họ thường sử dụng từ chuyên nghành một cách vô thức khiến khách hàng bối rối và cũng chẳng giải quyết được gì khi khách hàng không hiểu bạn đang nói gì. Thay vào đó, hãy dùng từ ngữ đơn giản để giải thích rõ ràng, chuẩn xác cho khách hàng nhằm tránh những trở ngại không đáng có.
Hãy trung thực khi nói về sản của bạn! Đừng vì lợi nhận nhất thời mà khoa trương sản phẩm bạn bán một cách thái quá về chất lượng và giá cả sản phẩm. Cần đặt vị trí của mình ở góc độ khách hàng, hãy đồng hành cùng họ để phân tích ưu điểm cũng như nhược điểm của sản phẩm, phân tích tình hình thị trường và giá cả của các đối thủ cạnh tranh khác để khách hàng tiếp nhận sản phẩm của bạn cách cởi mở nhất.
Việc nâng cao tầm vóc của mình bằng các lời nói đả kích giá trị sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, các nhân viên kinh doanh thường sử dụng các từ ngữ có đính công kích mạnh. Khách hàng sẽ rất phản cảm với bạn, hình ảnh của bạn trở nên thấp kém trong mắt họ.
Cần nắm bắt nhu cầu và mục đích của khách hàng là gì thay vì đề cập đến những chuyện cá nhân, hãy hiểu rằng những câu truyện riêng tư đó chẳng mang lại lợi ích gì cho mối quan hệ hai bên mà chỉ gây lãng phí thời gian và ảnh hưởng đến cơ hội bán hàng của bạn.
Bạn có thể lo lắng khách hàng không hiểu những gì bạn nói nên thường hỏi lại “Anh hiểu không?”, “Anh biết điều đó chứ?”. Đây đều là những câu hỏi gây phản cảm, khiến khách hàng cảm thấy bị nghi ngờ khả năng nhận thức của họ, cảm thấy họ không được tôn trọng tối thiểu từ đối phương.
Nếu lo lắng khách hàng chưa hiểu rõ những gì mình nói, bạn có thể dùng những câu dò hỏi để tìm hiểu “Anh/chị có cần tôi nói lại lần nữa không ạ?”. Những cách hỏi như vậy sẽ khiến người nghe dễ chấp nhận hơn. Có khi khách hàng thực sự không hiểu cũng sẽ chủ động hỏi bạn hoặc yêu cầu bạn nói lại lần nữa.
Trong các thương vụ, có những vấn đề rất khô khan nhưng không thể không bàn tới tuy không ai muốn nghe. Tốt nhất hãy nói một cách đơn giản nhất, tóm tắt đại ý sẽ khiến khách hàng không thấy mệt mỏi. Trong quá trình trao đổi, bạn hãy thay đổi góc độ nhìn nhận, tìm vài câu chuyện họ thích nghe để khiến không khí bớt căng thẳng và trở lại vấn đề sau để tạo hiệu quả tốt nhất.
Cách giao tiếp cần có sự nhã nhặn, những lời nói khó nghe chỉ khiến người khách khó chịu và bất mãn. Hãy thể hiện bạn làngười có giáo dục, có ý thức bạn sẽ được người khác mến phục. Hãy thuyết phục khách hàng bằng tâm thay vì là những bài diễn thuyến nhàm chán, bạn sẽ thành công.