6 giai đoạn thu thập thông tin khách hàng bạn cần biết

Thông tin khách hàng có thể lấy từ rất nhiều nguồn: từ báo cáo chính phủ, từ các hiệp hội thương mại v.v.. Nhưng tại mỗi thời điểm khác nhau, doanh nghiệp cần những thông tin khách hàng thích hợp khác nhau.

- Bạn đang kinh doanh online, làm sao để có được nhiều đơn hàng nhất. Khi thực tế chi phí để có được đơn hàng từ khách hàng mới cao gấp 5 lần chi phí remarketing để có được đơn hàng từ khách hàng cũ?

- Làm sao để tiếp cận khách hàng cũ một cách hiệu quả và nhanh chóng khi bạn không có được đầy đủ thông tin về khách hàng của mình?

- Và vấn đề là bằng cách nào để khéo léo lấy được thông tin khách hàng đầy đủ nhất trong khi ai ai cũng muốn giấu kín thông tin của mình vì không muôn bị làm phiền ?


Thông tin khách hàng có thể lấy từ rất nhiều nguồn: từ báo cáo chính phủ, từ các hiệp hội thương mại v.v.. Nhưng tại mỗi thời điểm khác nhau, doanh nghiệp cần những thông tin khách hàng thích hợp khác nhau.

01Trước khi có khách hàng


Bạn nên sử dụng các thông tin về nhân khẩu học – demographic (ngày sinh, giới tính, v.v.. ở một cộng động trên các mạng xã hội), về psychographic (tính cách, sở thích, v.v..) để xác định bạn sẽ tiếp thị những loại hàng hoá và dịch vụ gì, và tiếp thị như thế nào?
 

truoc khi co khach hang


Ví dụ: Xác định ra 3 nhóm khách hàng chủ yếu và tập trung điều tra xem họ thích & không thích những gì? 3 nhóm khách hàng đó có thể là:

- Nhóm KH chi nhiều tiền nhất

- Nhóm KH lâu dài

- Nhóm những KH bỏ sang giao dịch với những doanh nghiệp cạnh tranh

02Tiếp cận với Khách hàng hay khách hàng TIỀM NĂNG


Không phải khi KH mua hàng hay sử dụng dịch vụ của bạn, bạn mới cần thông tin chi tiết. Bạn vẫn có thể thu thập thông tin của họ như:
 

tiep can kh


- Họ biết đến doanh nghiệp của bạn từ đâu?

- Ấn tượng đầu tiên của họ về doanh nghiệp của bạn là gì?

- Họ phải tốn bao nhiêu công sức để liên hệ với bạn? (Nếu bạn là nhà bán lẻ, họ phải lái xe bao xa đến chỗ bạn; Nếu họ là doanh nghiệp, họ liên lạc với bạn qua công cụ tìm kiếm trên internet, hay qua quảng cáo trên báo đài v.v..)

- Họ có thể kiếm những hàng hoá dịch vụ thay thế (cho hàng hoá dịch vụ của bạn) ở đâu?

- Họ thích gì ở những doanh nghiệp cạnh tranh với bạn?

03Thiết lập mối quan hệ với khách hàng


Sau lần giao dịch đầu tiên, bạn có thể bắt đầu phát triển cơ sở dữ liệu về khách hàng đó:
 

moi qua he voi khach hang

- Lần giao dịch đầu tiên diễn ra khi nào?

- Họ trả bao nhiêu cho lần giao dịch đó?

- Họ có yêu cầu cụ thể nào khác không?

- Quy mô của lần giao dịch đó?

- Giao dịch cái gì?

- Họ có phàn nàn vấn đề gì không?

- Họ liên hệ với bạn như thế nào, bằng cách nào?

04Khi khách hàng đã trở nên gần gũi


Tuy với mỗi doanh nghiệp có nhiều đặc điểm khác nhau, nhưng hầu như bất kì doanh nhân nào cũng biết được đâu là khách hàng tốt của mình. Nếu là nhà bán lẻ, bạn biết được đâu là người thường xuyên đến mua hàng, nếu bạn là nhân viên bán hàng công nghiệp, bạn biết ai là người mua nhiều nhất và ít phàn nàn nhất. Phân loại những khách hàng đó để thực hiện những cuộc điều tra riêng biệt & cụ thể với từng loại, nhằm tìm ra:
 

tao moi quan he voi khach hang


- Xu hướng trong ngành kinh doanh của bạn?

- Doanh nghiệp có những vấn đề nào khiến bạn mất khách hàng vào tay những đối thủ cạnh tranh?

- Xu hướng về sản phẩm; phương thức bán hàng, vận chuyển; và những xu hướng trong các thành phần khác của quan hệ khách hàng?

05Khi doanh nghiệp và khách hàng đang rơi vào khoảng lặng


Rất nhiều doanh nghiệp nhận thấy có những lúc tự nhiên những khách hàng quen lại không giao dịch với mình nữa, đặc biệt là những doanh nghiệp có hồ sơ Dịch vụ / Mua bán – với khách hàng theo mô hình Đồng hồ cát.
 

donghocat 11109


Nếu bạn là nhà bán lẻ, bỗng nhiên bạn có thể thấy khách quen không đến mua hàng của mình , có thể vì họ chuyển chỗ ở, chuyển chỗ làm việc v.v.. Nhưng không có nghĩa là trong tương lai họ không còn là khách hàng của bạn nữa. Trái lại, họ vẫn là những khách hàng quan trọng cả ở thì hiện tại lẫn tương lai. Hiện tại thì không, nhưng có thể theo lời giới thiệu của họ, hàng xóm, và trong tương lai là con, cháu họ v.v.. sẽ đến mua hàng của bạn. Vậy khi “khoảng lặng” tự nhiên trong quan hệ khách hàng xảy ra, hãy điều tra xem trong suốt quá trình giao dịch từ trước tới nay với bạn, họ thích gì và không thích gì, những thông tin này sẽ cho bạn nhiều lời khuyên bổ ích.

06 Giai đoạn cuối của mối quan hệ


Khi một khách hàng dừng việc làm ăn với bạn, họ trở thành nguồn thông tin vô cùng quan trọng mà bạn nhất thiết phải tìm hiểu:

- Có những rắc rối nào trong dịch vụ khách hàng?

- Phải chăng hàng hoá dịch vụ của bạn không còn đáp ứng được nhu cầu của họ nữa?

- Thay vì bạn, họ sẽ bắt đầu làm ăn với doanh nghiệp nào khác? So sánh giữa doanh nghiệp đó và bạn?

Nguyên nhân khách hàng không làm ăn với bạn nữa bắt nguồn từ mối quan hệ giữa họ và bạn, hay là không? (ví dụ tình hình kinh doanh của họ có sự thay đổi, không cần những loại hàng hoá dịch vụ như của bạn nữa
Hiểu được các tình huống qua các giai đoạn khác nhau, có thể giúp doanh nghiệp của bạn hay cá nhân một người kinh doanh có thể biết được mình đang ở vị trí nào, khách hàng của mình như thế nào, họ cần gì?,... để có thể đưa ra giải pháp khắc phục. Nhằm mang lại số lượng khách hàng chất lượng nhất đồng thời cũng đẩy mạnh doanh số và doanh thu của bạn trong việc kinh doanh online hiện nay.

Nguồn tham khảo : Quanlykhachhang.vn

0901.325.486
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây